Măng khô dai gòn, kết hợp với độ béo ngậy của thịt vịt đem lại cảm giác ngon miệng khi ăn. Chan chút nước béo chắt chiu vị ngọt tự nhiên của 2 nguyên liệu trên với bún, thêm vài cọng rau thơm là bạn đã có một món ăn hấp dẫn cho bữa ăn ngày hè. Ngoài dùng với bún, măng khô nấu vịt có thể kết hợp với cơm, phở hoặc miến đều ngon khó chối từ.
Thịt vịt có tính mát, vị thơm ngon, béo ngậy là thực phẩm giải nhiệt rất tốt. Măng khô giòn sần sật, vị chua nhẹ đặc trưng. Thêm chút rau thơm sẽ làm dậy hẳn mùi thơm đặc trưng của món ăn. Bởi vậy, món măng khô nấu vịt từ xưa được xem là món ăn không cầu kỳ cho những bữa cơm ngày hè.
Thông thường, để thưởng thức một bát bún măng vịt ở ngoài, bạn phải trả 30 – 50 ngàn đồng. Vậy tại sao bạn không tự mua nguyên liệu để chế biến món ăn ở nhà, vừa ngon, sạch sẽ lại tiết kiếm rất nhiều chi phí cho gia đình.
Cách làm món măng khô nấu vịt không khó. Nguyên liệu chính chỉ cần chút măng khô loại ngon, thịt vịt tươi, bún tươi, ít rau thơm…rất dễ mua, dễ tìm. Cách làm cũng đơn giản, quan trọng nhất là khâu sơ chế măng, sơ chế vịt và làm nước dùng. Chỉ cần nắm được vài bí quyết đơn giản là có thể nấu được một nồi canh ngon cho cả gia đình cho mùa hè này.
Hãy cùng quamienbac.com khám phá công thức làm món măng khô nấu vịt ăn kèm bún độc đáo và mới lạ dưới đây do đầu bếp nhà hàng nổi tiếng hướng dẫn bạn nhé.
Nguyên liệu cần có cho món măng khô nấu vịt ngon
– 1 con vịt còn nguyên đầu, cổ, cánh
– Rau thơm: hành lá, rau mùi, rau răm…
– Gừng, hành tím, chanh, tỏi
– 1 ít rượu trắng
– Muối, bột ngọt, nước mắm, hạt tiêu, đường, xì dầu
– 1kg bún tươi
Cách chọn vịt ngon để nấu cùng măng khô: Nên chọn vịt đực vì thịt dày, thịt ngọt thơm, nhiều nạc, xương nhỏ hơn so với vịt cái. Nên chọn con vịt có trọng lượng từ 1-1,5kg, lông đã mọc đủ để sơ chế nhanh.
Không nên mua vịt quá béo hoặc quá non vì sẽ làm món ăn bị ngấy. Không nên mua vịt quá già vì thịt bị khô, dai không có vị thơm đặc trưng. Nên mua vịt nuôi thả tự nhiên, vịt còn tươi. Hạn chế mua vịt nuôi công nghiệp, vịt chế biến sẵn trong các siêu thị.
Cách chọn măng ngon:
– Mua măng ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng măng tươi ngon, không bị ngâm hóa chất độc hại. Chị em nội trợ nên chọn loại măng lưỡi lợn khô trồng tại các vùng núi Tây Bắc chất lượng tốt để nấu với vịt là ngon nhất.
– Măng cần có độ bóng láng, có màu vàng nâu nhạt hoặc màu phổ phách. Khi dùng tay sờ vào măng thấy thịt dày, khô giòn tan, không bị ẩm tay
– Có mùi thơm tự nhiên của măng. Nếu có mùi khét, mùi chua, mùi lạ là măng để lâu ngày hoặc măng sấy bằng lưu huỳnh
– Khi ăn măng lưỡi lợn khô chuẩn Tây Bắc sẽ có cảm giác dày miếng và giòn sần sật
– Nếu măng có màu trắng hoặc màu vàng bất thường, đưa lên mũi thấy mùi hôi thì không nên mua vì có thể măng đã bị tẩm hóa chất.
Cách làm măng khô nấu vịt chuẩn vị ngon như nhà hàng
Phần 1: Sơ chế các loại nguyên liệu
- a) Vịt:
– Dùng rượu trắng + gừng băm nhuyễn + 1 chút muối trắng + 1 quả chanh sát đều bên trong và ngoài vịt để khử mùi hôi. Thịt vịt thường có mùi hôi đặc trưng, nếu không loại bỏ mùi hôi này trước khi chế biến sẽ làm giảm hương vị của cả món ăn.
– Sau đó chặt miếng vừa ăn và ướp vịt với các loại gia vị: 1 thìa bột nêm, 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa bột canh, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa hành tím băm. Để vịt 30 phút cho ngấm gia vị. Bạn có thể đảo thường xuyên khi ướp để vịt thấm gia vị đậm đà hơn.
– Nếu có tiết vịt thì chần quan nước sôi để tiết đông lại và loại bỏ chất bẩn còn trong tiết
Lưu ý:
– Nên cắt bỏ phao câu vịt
– Nếu thấy lỗ chân lông vịt còn dính chất nhầy màu đen thì cần rửa cho bằng hết vì đây là nguyên nhân khiến thịt vịt có mùi hôi
- b) Măng khô:
– Măng khô cho vào nước ngâm ít nhất 2-3 tiếng cho nở. Sau đó vớt măng rửa sạch với nước lạnh.
– Cho măng vào nồi luộc 30 phút đến khi măng nở đều thì đổ ra rổ, rửa lại lần nữa.
– Dùng dao xé măng thành sợi vừa ăn.
Lưu ý: Khi luộc măng nên ở nắp vung để chất độc trong măng bay hết.
- c) Rau thơm:
– Hành lá, mùi tàu nhặt sạch, rửa và thái khúc nhỏ
– 1 nhánh gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát.
Phần 2: Chế biến
Bước 1: Xào măng cho thấm gia vị
– Phi thơm hành tím, cho măng khô vào xào qua. Nêm nếm 1 thìa bột canh, 1 thìa hạt tiêu cho măng ngấm gia vị.
Bước 2: Nấu măng vịt
– Lấy 1 chiếc nồi khác phi thơm hành tím, rồi cho thịt vịt vào xào sơ, thêm gừng thái lát vào xào cùng vịt.
– Xào đến khi thịt vịt chín và săn lại thì đổ măng đã xào vào cùng nửa lít nước.
– Đun sôi măng và vịt dưới ngọn lửa nhỏ 30 phút. Hớt bọt nhiều lần cho nước canh trong hơn.
– Khi thấy thịt vịt chín mềm thì tắt bếp, nêm nếm bột canh, hạt tiêu cho vừa ăn.
Phần 3: Thưởng thức món ăn
– Chần qua bún tươi với 1 nồi nước sôi rồi cho vào tô.
– Rắc hành lá, mùi tàu, húng quế, rau thơm lên trên.
– Cuối cùng múc nước dùng nóng, thịt vịt, măng khô vào là đã hoàn thành.
Lưu ý:
– Có thể cho thêm vài lát hành tây thái mỏng vào cho dễ ăn
– Có thể pha mắm gừng kèm tỏi lát chấm thịt vịt cho đậm vị
Cái độc đáo của món măng khô nấu vịt là việc thưởng thức khi ăn. Thịt vịt chín mềm, có hương vị ngon ngọt tự nhiên, không quá khô hay quá béo. Măng có vị thanh thanh, nhai giòn sừng sực. Nước dùng trong, ngọt đậm đà, có vị béo vừa phải của nước luộc vịt và ăn mãi không thấy ngán.
Không quá khó để chuẩn bị món ăn vô cùng ngon này cho những bữa ăn cuối tuần của gia đình mình. Còn gì tuyệt vời hơn khi cả nhà quây quần bên nhau, trò chuyện vui vẻ và thưởng thức bún măng vịt. Bạn cũng có thể nấu món này vào các bữa tiệc nhiều thịt, cá để ăn chống ngán và hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn.
Các bà nội trợ có thể mua măng lưỡi lợn khô Tây Bắc uy tín tại địa chỉ quamienbac.com, điện thoại: 0932 761 868