Với ưu điểm giàu chất dinh dưỡng, dễ chế biến, dễ kết hợp với nhiều nguyên liệu nên từ lâu, măng lưỡi lợn trở thành một trong những loại thực phẩm được rất nhiều chị em ưa thích sử dụng trong các bữa ăn. Tuy phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều bà nội trợ thắc mắc không biết nên dùng măng tươi hay khô sẽ tốt và an toàn cho sức khỏe cả gia đình. Trong bài viết dưới đây, quamienbac.com xin đưa ra một số thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi này.
Măng lưỡi lợn tươi có độ giòn còn măng khô thì dai hơn. Nếu được luộc chín thì măng khô sẽ trở nên mềm và có vị ngọt, ngon hơn măng tươi rất nhiều.
Sử dụng măng tươi không đúng cách dễ rước độc vào thân
Theo các nhà khoa học, trong măng tươi có hàm lượng chất cyanide rất cao. Đây là một chất có đặc tính độc, ăn nhiều có thể gây ngộ độc. Nhẹ thì cơ thể sẽ có các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tâm trạng bồn chồn, sợ hãi…Nặng thì co giật, tím tái, suy hô hấp, hôn mê….thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Để khử độc cho măng tươi, các bà nội trợ có thể luộc nhiều lần và ngâm nước đến khi măng ngả màu vàng, đổi mùi chua. Khi đó hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg không còn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ măng lưỡi lợn khô
Nhiều người nghĩ rằng măng khô qua sơ chế đã mất hết dưỡng chất. Nhưng thực tế không phải như vậy. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng lưỡi lợn khô có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, trợ giúp tiêu hóa, phòng chống béo phì, cao huyết áp, bệnh táo bón, và một số bệnh ung thư.
Hỗ trợ giảm cân: Với thành phần giàu chất xơ và tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm khác, măng khô được coi là trợ thủ đắc lực cho việc giảm cân.
Tốt cho tim mạch, phòng chống xơ vữa động mạch: Cũng nhờ ưu điểm giàu chất xơ mà măng có thể giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, làm thanh lọc động mạch và giảm nhiều nguy cơ bệnh tim.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Giàu xơ nên măng có thể hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
Chống viêm, tốt cho hệ hô hấp: Măng có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus nên có tác dụng giảm đau, chống viêm, chữa lành vết loét, giúp chữa bệnh viêm đường hô hấp
Chống ung thư, tăng cường miễn dịch: Măng giàu chất chống oxy hóa lại chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, B giúp loại bỏ các gốc tự do, chất phytosterol tự nhiên và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.
Thật giả lẫn lộn, người tiêu dùng dễ mua phải măng lưỡi lợn khô tẩm hóa chất
Quy trình chế biến măng lưỡi lợn tươi từ lúc thu hoạch đến khi thành măng khô có thể bảo quản được cả năm tương đối phức tạp. Măng tươi thu hoạch về được ngâm với nước gạo hoặc nước muối loãng để khử độc nhiều lần. Sau đó măng được luộc và phơi nắng tự nhiên đến kiệt. Nếu thời tiết ít nắng, măng được lên gác bếp để sấy khô.
Khi măng chuyển vàng thì chia măng thành từng miếng nhỏ phơi thêm lần nữa cho đượm nắng rồi mới đóng gói bảo quản quanh năm không sợ mốc hỏng. Đây mới chính là loại măng ngon, an toàn và nguyên gốc nhất.
Tuy nhiên hiện nay có nhiều đơn vị sản xuất vì muốn tiết kiệm thời gian phơi măng, đồng thời hạn chế hiện tượng măng bị mốc, măng không lên màu vàng đẹp nên đã dùng lưu huỳnh trong quá trình sấy khô nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, hàm lượng lưu huỳnh an toàn cho thực phẩm không được vượt quá 20mg/kg sản phẩm. Ăn phải măng khô chứa lưu huỳnh ít khi gây ra ngộ độc cấp tính ngay lập tức nên người tiêu dùng thường chủ quan. Nhưng nếu sử dụng loại măng tẩm ướp này trong thời gian dài thì gây nên nhiều nguy cơ tiềm ẩn như tổn thương về thần kinh, tổn thương mắt, nhiễm độc máu, suy thận,…
Chính vì vậy, khi lựa chọn măng lưỡi lợn khô cho gia đình, các bà nội trợ cần có kiến thức nhất định để mua được loại măng ngon, chất lượng, an toàn cho sức khỏe các thành viên.
Cách chọn và ăn măng lưỡi lợn khô an toàn
Theo kinh nghiệm dân gian của những người dân tộc chế biến măng lưỡi lợn khu vực Tây Bắc, loại măng chuẩn an toàn phải đáp ứng các tiêu chí:
– Măng có màu nâu nhạt, màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, đôi khi hơi có ám bụi khói bếp
– Thớ măng thịt dày, sờ vào chắc tay, không có nhiều xơ
– Khi mở túi măng có mùi ngai ngái nhưng không hắc mà thơm mùi măng nguyên bản. Măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng, khi ngửi có mùi SO2. Ngoài ra, măng ngâm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc.
Khi nấu các món ăn với măng lưỡi lợn khô, các bà nội trợ nên rửa sạch, ngâm kĩ 5-6 giờ với nước gạo hoặc nước muối loãng để loại bỏ hết chất bẩn và bụi bám trên măng. Trong quá trình ngâm, cần thường xuyên thay nước ngâm để giúp lọc sạch vị đắng còn lại trong măng.
Nếu đang tìm địa chỉ bán măng khô tại tphcm ngon, uy tín, không chứa chất bảo quản lại tốt cho gia đình, hãy liên hệ ngay với cửa hàng đặc sản Miền Bắc. Chúng tôi giao hàng toàn quốc, thanh toán khi nhận hàng.