Nếu đã một lần đặt chân tới vùng núi cao Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc, chắc hẳn ai cũng từng thử món thịt trâu gác bếp, một đặc sản mang đậm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của các dân tộc tại đây.
Món ăn thơm mùi khói bếp của Tây Bắc
Thịt trâu gác bếp vốn là đặc sản của người Thái đen xưa kia, dần dần trở thành món ăn truyền thống của các dân tộc vùng núi sinh sống tại Tây Bắc. Không chỉ riêng thịt trâu, mà nhiều loại nguyên liệu khác nhau, từ nai, hươu, ngựa, lợn, gà, cá…cũng đều được “gác bếp”. Nhưng đậm đà và ngon số 1 vẫn phải là thịt trâu.
Theo người dân ở đây kể lại, thịt trâu gác bếp xuất phát từ chính phong tục di canh di cư trước đây. Xưa kia, người Thái sống sâu trong rừng, ở nơi gần nguồn nước, nên họ rất giỏi săn bắn, đánh cá và hái lượm. Những chuyến đi săn có khi kéo dài vài chục ngày khiến họ không thể mang đồ tươi về bản được. Từ đó, họ đã nghĩ ra cách sấy khô để bảo quản được lâu hơn.
Ban đầu, các món thịt khô chỉ là bất đắc dĩ để bảo quản như người Kinh có món cà muối trường, mắm tôm dùng để ăn trong nhiều ngày. Nhưng lâu dần, món thịt trâu gác bếp trở thành món ăn ưa thích, gắn bó trong đời sống hàng ngày của họ. Ánh lửa hồng trong những căn bếp nhỏ giữa rừng vừa để xua đi lạnh giá miền sơn cước, vừa để đuổi thú dữ và sấy những miếng thịt làm thức ăn dữ trữ cho cả năm.
Thịt trâu gác bếp – Thô mộc mà tinh tế
Chế biến thịt trâu gác bếp không khó, nhưng để nó trở thành thứ đặc sản thì không phải ai cũng làm được. Cũng chính vì thế, ở rất nhiều nơi làm thịt trâu gác bếp, nhưng chỉ có người Thái đen tại Sơn La mới biết “thổi hồn” cho món thịt trâu gác bếp đậm đà, thơm ngon nhất.
Là người chuyên làm đặc sản thịt trâu gác bếp bán về miền xuôi tại Sơn La, chị Duyên, một người Thái đen chính gốc cho biết, để thịt thơm, ngọt, vừa mềm vừa dai lại say mê lòng người thì khâu chế biến nào cũng quan trọng, cũng cần sự tinh tế và cái tâm của người sản xuất.
Thịt được chọn phải lấy từ thăn, bắp, lưng con trâu thả rông trên đồi núi và phải giữ nguyên dải thớ dài. Khi thịt còn tươi ngon cần tranh thủ tẩm ướp ngay. Công đoạn ướp gia vị này là một bước chuyển khó và quyết định phần lớn hương vị của miếng thịt trâu sau khi được hun khô. Công đoạn này cũng người ướp phải có hiểu biết sâu sắc về các vị đặc trưng của món ăn miền đồng rừng.
Chị kể, cái lạ và độc của thịt trâu gác bếp cũng chính là nằm ở đây, tẩm ướp những gia vị chỉ có ở vùng cao như: ớt, tiêu, gừng, xả, hành, tỏi, hạt dổi… Đặc biệt là “mắc khén”- một loại tiêu đen của của núi rừng. Mắc khén không cay như ớt, không thơm thoảng như hạt tiêu mà tạo cho món thịt trâu hương vị rất đặc biệt và khó mà nhầm lẫn được.
Sau khi thịt đã ngấm đều gia vị, người ta xâu thịt vào từng xiên và dùng sức nóng của than củi, của khói bếp làm khô chúng. Để miếng thịt chín đều, bên ngoài có màu đen, sờ vào thấy cứng còn bên trong mềm và đỏ hồng thì cứ 1-2 tiếng là người ta phải lật mặt thịt một lần. Củi để hong thịt cũng phải chọn những loại cây mọc trên rừng tự nhiên để khói tỏa ra làm từng thớ thịt săn lại, khô hết nước và để được cả năm cũng chẳng hỏng. Bếp củi cũng cần liên tục đỏ lửa để đủ nhiệt làm chín miếng thịt.
Hong khoảng 10-12 tiếng thì thịt trâu gác bếp đã có thể mang ra để thưởng thức. Người ăn chỉ cần dùng chày đập dập, xé nhỏ rồi đem chấm với chẳm chéo cay- một thứ nước chấm đặc biệt được làm từ hạt dổi, mắc khén, ớt và rau thơm của người Tây Bắc.
Thịt trâu vừa vị, lại thêm thứ đồ chấm công phu là chẳm chéo, thêm cái mùi nồng nồng của khói bếp, vị bùi ngọt của thịt trâu, thêm cái chất cay ấm của mắc khén quện lại với nhau đủ để đánh thức cùng lúc các giác quan khiến người ta ăn mãi chẳng biết chán.
Kiếm bội tiền nhờ thịt trâu gác bếp
Cũng chính những hương vị quyến rũ ấy khiến món ăn này được mệnh danh là “đệ nhất ẩm thực Tây Bắc” và làm biết bao du khách mọi miền không ngại đường núi xa xôi, muốn lên tận nơi để được thưởng thức và ghi nhớ hương vị một món đặc sản không nơi nào có được, mặc dù có mức giá không hề rẻ. Từ đó đã đem lại thu cập hàng trăm triệu cho các gia đình sản xuất thịt trâu gác bếp tại Sơn La.
Mức giá ghi nhận trên thị trường, giá thịt trâu gác bếp dao động từ 600.000 – 900.000 đồng/kg, tùy vào chủng loại và tùy vào địa phương sản xuất, trong đó đắt nhất là thịt trâu gác bếp Tây Bắc với giá bán dao động từ 850.000 – 900.000đ/kg tùy từng thời điểm. Những ngày cận Tết Nguyên đán nhiều gia đình sản xuất thị trâu gác bếp ở Sơn La cháy hàng vì khách miền xuôi đặt mua về ăn hoặc làm quà biếu với số lượng lớn.
Đặc biệt, nhờ nhiều loại máy móc phát triển, các nhà sản xuất thịt trâu gác bếp có những cách chế biến món thịt trâu gác bếp đa dạng và hợp vệ sinh hơn. Nếu thích hương vị truyền thống, du khách có thể mua loại thịt gác bếp chính hiệu vẫn còn vương mùi khói với giá thấp nhất 850 ngàn/kg. Nếu muốn đảm bảo vệ sinh và gia giảm gia vị theo nhu cầu thì khách có thể lựa chọn loại thịt làm chín từ lò sấy, với độ khô khoảng 70% có giá từ 700 ngàn đồng.
Quà Miền Bắc chúng tôi chuyên cung cấp thịt trâu gác bếp Sơn La tại TPHCM.
Liên hệ hotline: 0932.761.868
CH: Chung cư Scennic Valley, Số 808 Nguyễn Văn Linh – Quận 7 (Sau Toyota Phú Mỹ Hưng)
CH2: 1078 Lê Văn Lương – Phước Kiển – Nhà Bè – TPHCM